Quy Định Về Chữ Ký Tươi Trên Hợp Đồng
- 29/09/2022
- 11013
Hợp đồng là loại văn bản được các đơn vị, doanh nghiệp, tổ
chức cá nhân sử dụng khá phổ biến. Giá trị pháp lý của hợp đồng thường được xác
định dựa trên 2 yếu tố là chữ ký và con dấu. Bạn cần nắm các thông tin và những
quy định về chữ ký tươi trên hợp đồng là
gì? Để đảm bảo quyền và lợi ích khi tham gia các loại giao dịch hợp đồng. Bài
viết sau SureSignature sẽ giúp bạn tìm hiểu và nắm bắt các thông tin liên quan
đến chữ ký tươi trên hợp đồng.
1.Chữ ký tươi (chữ ký trực tiếp) là gì?
Chữ ký tươi hay được gọi là chữ ký trực tiếp là một dạng biểu
tượng viết tay của một người. Nó có thể là tên hay một ký hiệu bất kỳ để thể hiện
dấu ấn riêng của người đó. Thường được sử dụng trong việc ký tá hợp đồng, văn bản…vv.
Dùng để thể hiện và chứng minh cho sự hiện diện của người đó.
2. Quy định về chữ ký tươi trên hợp đồng, văn bản.
2.1 Quy định về màu mực của chữ ký
Theo Khoản 6 Điều 13 của Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì khi thực
hiện ký tên trên những văn bản giấy người ký phải dùng bút mực màu xanh và loại
mực không dễ phai.
Do đó, khi ký tên người ký cần lưu ý màu mực của bút và loại mực. Phải là mực màu xanh và loại mực không phai thì mới hợp lệ.
2.2 Thẩm quyền của chữ ký tươi trên hợp đồng theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP
Thực hiện ký thay
Theo khoản 1 Điều 13 thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có
quyền ký tất cả văn bản, hợp đồng có thể giao cho cấp phó ký thay văn bản, hợp
đồng lĩnh vực được phân công thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.
Thực hiện thay mặt
Theo khoản 2 Điều 13 thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay
mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của đơn vị, cấp phó của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức thay mặt người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký thay các văn bản theo
ủy quyền, lĩnh vực được phân công phụ trách.
Thực hiện ký thừa ủy
quyền
Theo khoản 3 Điều 13 thì đối với trường hợp đặc biệt người đứng
đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc cơ
cấu tổ chức ký ủy quyền một số văn bản thay mình. Và việc giao ký này phải được
thể hiện bằng văn bản, có thời gian, nội dung được ủy quyền trong giới hạn.
Thực hiện ký thừa lệnh
Theo khoản 4 Điều 13 thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao phó cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức ký thừa lệnh văn bản. Người được ký thừa lệnh có thể giao cho cấp phó ký thay. Và việc gai ký này phải có quy định, quy chế cụ thể theo công tác văn thư của đơn vị.
>>> Tin liên quan: Cách ký nháy văn bản theo Nghị định 30/2020 của Chính phủ
Tạm kết:
Với những chia sẻ trên chúng tôi hy vọng có thể mang đến những thông tin hữu ích cho quý doanh nghiệp.
LƯU Ý: Thực hiện chuyển đổi sang chữ ký số là quy định cần thực hiện, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã áp dụng chữ ký số thay vì ký tươi trên văn bản giấy giúp tiết kiệm chi phí in ấn, tối ưu quy trình ký nhanh chóng, không còn chờ đợi “sếp” đến trực tiếp công ty. Để xây dựng được quy trình ký số này, doanh nghiệp cần đầu tư áp dụng phần mềm quy trình số thực hiện thiết lập quy trình ký chuẩn cho các phòng ban bộ phận trong công ty.
Hiện trên thị trường có nhiều hệ thống giải pháp khác nhau, trong đó nổi bật kể đến là hệ thống quy trình số LV-DX Dynamic Workflow từ Lạc Việt được tích hợp công nghệ chatbot AI hiện đại. Với sự kết hợp này, lãnh đạo có thể tra soát dễ dàng, nhanh chóng và chính xác số liệu, thông tin trên file trình ký; Việc ký duyệt trở nên thuận tiện linh hoạt ngay cả khi sếp không ở công ty.
Để đăng ký nhận các thông tin hữu ích
hàng tuần đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn:
- Công ty Cổ Phần Tin Học Lạc Việt
- 23 Nguyễn Thị Huỳnh, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí
Minh
- Email: sureportal@lacviet.com.vn
- Phone: 0901 555 063